Lẩu mắm – Nét văn hóa ẩm thực đặc trưng đậm chất miền Tây

Lẩu mắm là món ăn mà mọi người sẽ nghĩ đến khi nhắc về ẩm thực miền Tây. Với hương vị độc đáo, hấp dẫn, lẩu mắm đã chiếm trọn trái tim của bao du khách gần xa khi đến du lịch miền Tây sông nước. 

Lẩu mắm được xem là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây

Không đơn thuần là món ăn hằng ngày, lẩu mắm còn thể hiện rõ nét đặc trưng riêng của con người miền Tây hiền lành, chịu thương chịu khó. Miền Tây – mảnh đất được thiên nhiên ban tặng với tôm cá đầy sông, cây trái trĩu cành. Để rồi từ đó, lẩu mắm đã trở thành nét ẩm thực hòa quyện cả tình quê và tình người nơi đây. Khác với những vùng đất khác, chỉ mắm miền Tây mới có thể chế biến thành một món ăn ngon, hấp dẫn như vậy. Vị thơm nồng của mắm hòa quyện với rau thơm và các gia vị khác đã tạo nên nét đặc trưng riêng, khó nhầm lẫn của món ăn này.

Sự cầu kỳ đến từng chi tiết nhỏ khi chế biến nước dùng

Nhắc đến lẩu mắm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vị mặn của mắm được muối lâu ngày. Tuy nhiên, lẩu mắm không hề mặn như mọi người vẫn tưởng mà nó có vị ngọt đậm đà, thơm ngon, khó cưỡng. Để chế biến được món lẩu mắm thơm ngon, việc lựa chọn cá để làm mắm vô cùng quan trọng. Thông thường, loại cá được sử dụng phổ biến để làm món lẩu mắm là cá linh và cá sặc. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây thì chỉ có loại cá này mới không gây mùi tanh và khó chịu cho người ăn.

Nước lẩu mắm được chế biến với nhiều công đoạn phức tạp. Sau khi nấu cho cá rục xương, người chế biến sẽ lọc lấy phần xương và giữ lại phần nước. Để giảm mùi tanh, sử dụng củ sả tươi là điều cốt yếu cần phải thực hiện. Song song với đó, một số nguyên liệu khác cũng được ưu tiên để chế biến nước dùng. Nước mắm cá phải được chế biến trong khoảng thời gian nhất định để vừa giữ được hương vị của cá, vừa không gây ngán khi ăn. Đặc biệt, người pha nước mắm phải áp dụng đúng công thức để mắm không quá mặn, gây lấn át các hương vị khác. Để món lẩu mắm ngon, phức tạp nhất vẫn là công đoạn chế biến nước dùng làm lẩu. Mặc dù tên gọi là lẩu mắm nhưng món lẩu này không đơn thuần chỉ là mắm mà còn có rất nhiều nguyên liệu khác. Bên cạnh nước mắm pha loãng, người chế biến còn cho thêm nước dùng được ninh từ xương heo và nước dừa để tăng hương vị đậm đà cho món ăn.

Hòa quyện nhiều nguyên liệu trong cùng một nồi lẩu

Đã nói đến lẩu thì phải có rau và lẩu mắm cũng vậy. Điểm khác biệt ở lẩu mắm miền Tây là các loại rau được dùng để ăn lẩu đều tự mọc dưới nước và mang đậm hương vị nơi đây. Nhiều người đến du lịch miền Tây sẽ ngạc nhiên với các tên gọi của chúng như rau nhút, rau đắng, điên điển, ngó súng, lúc bình, kèo nèo, húng quế, so đũa,…

Lẩu mắm với rất nhiều nguyên liệu đa dạng, phong phú Có thể nói, không có món ăn nào mà sử dụng nhiều rau như món lẩu mắm. Cứ như thể, rau trở thành nguyên liệu chủ đạo của món ăn này vậy. Một số người còn cho rằng, ăn lẩu mắm mà thiếu bông điên điển, nhút, súng,… thì sẽ làm mất đi hương vị đậm đà của món ăn. Bên cạnh sự phong phú, đa dạng của các loại rau, lẩu mắm còn có thể các loại hải sản như tôm, cua, mực ống, xương heo, thịt ba chỉ,… Khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm nồng, đậm đà của mắm, vị cay của ớt, vị ngọt của thịt heo và hải sản. Tất cả cùng hòa quyện tạo nên nét đặc trưng khó cưỡng của nồi lẩu mắm miền Tây.

Ba Tài Quán nổi tiếng với các món ăn đặc sản của vùng sông nước, được chế biến dưới bàn tay của đầu bếp miền Tây chính gốc. Bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những món ngon đúng điệu ngay giữa lòng thành phố tấp nập với mức giá hợp lý. Với không gian rộng rãi, chắc chắn nhà hàng sẽ là nơi lý tưởng để mọi người tổ chức họp mặt hay đơn giản là nơi gia đình có thể sum vầy bên nhau.

Ba Tài Quán – Ẩm thực miền Tây vươn xa

  • Cơ sở HẢI PHÒNG: 118 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng – 0799.822.279
  • Cơ sở HẠ LONG: 36 Hải Phượng, P. Hồng Hải, TP. Hạ Long, T. Quảng Ninh – 0796.622.279
  • Fanpage: https://www.facebook.com/BaTaiQuannhauxuyenmandem
  • Website: https://laucakeobataiquan.vn/
Zalo
Facebook
Call-now