Đậm đà lẩu mắm rau đồng mùa nước nổi miền Tây

Lẩu mắm rau đồng là món ăn độc đáo, đặc trưng cho ẩm thực và văn hóa miền Tây. Vào mùa nước nổi, phù sa bồi đắp hằng các loại cá, cá linh, cá chim, cá sặc,… cũng là mùa bông điên điển vàng rực khắp mọi nơi. Hai nguyên liệu này làm cho món lẩu mắm bình thường đã đặc sắc nay càng đậm vị hơn.

Mắm cá đặc sản miền Tây

Lẩu Mắm bắt nguồn từ Cần Thơ “gạo trắng nước trong” nhưng nguyên liệu chính là mắm cá sặc hay mắm cá linh ngon nhất thì phải xuống tận vùng Châu Đốc, thiên đường của những món mắm đồng. 

Công đoạn làm ra những món mắm thơm ngon cũng khá cầu kì và công phu. Cá sau khi đánh bắt về, sơ chế cho sạch rồi để ráo, ướp với muối cục rồi ủ trong lu khạp. Để khoảng một tháng thì lấy ra rửa sạch rồi tiếp tục trộn với thính rồi xếp lớp trở lại trong lu khạp. Dùng một tấm đệm đặt lên trên và ép thật chặt lớp cá ở dưới xuống để không bị hở. Đổ nước mắm cốt vào và tiếp tục ủ khoảng 2-3 tháng nữa, khi nào thấy lớp nước ở trên có màu đỏ trong thì khạp mắm đã đạt chuẩn. Công đoạn cuối cùng là trộn mắm đã ủ với đường thốt nốt đã thắng, để thêm một tuần là có thể thưởng thức.

Mắm cá miền Tây có hơn chục loại, mỗi loại sẽ được chế biến thành các món ăn phù hợp, thường thì mắm cá linh, cá sặc dùng để nấu lẩu, mắm cá chốt, cá lóc thì dùng để chưng hột vịt, thịt heo… Món nào cũng chứa đựng hương vị đậm đà của miền sông nước.

Rau đồng – nguyên liệu không thể thiếu cho một nồi lẩu ngon

Lẩu mắm thì nhất định phải ăn cùng với rau đồng thì mới chuẩn vị. Mùa nước nổi cũng là lúc rau đồng trở nên phong phú nhất, có hơn 20 loại mọc ở khắp các cánh đồng và vườn nhà. Rau ăn lá thì có rau muống, rau đắng, cù nèo, bồn bồn, tai tượng, rau dừa, cần nước… Rau ăn bông thì là so đũa, lục bình, bông bí… Ăn trái thì  phải kể đến cà phổi xanh, cà phổi tím, khổ qua, đậu rồng… Một loại rau đồng đặc sản nữa của miền Tây chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi mà hễ ai về miền Tây mùa này đều muốn thưởng thức đó là bông điên điển. Bông điên điển hái về rửa sạch là có thể ăn được, vị chát chát bùi bùi của những bông hoa vàng ươm kết hợp với lẩu mắm cá đồng thì thực sự rất hoàn hảo.

Lẩu mắm – sự biến tấu ngoạn mục của món mắm dân dã

Từ con mắm thơm ngon qua bao tháng ngày ủ kỹ, bà con miền Tây đã sáng tạo ra rất nhiều món ăn ngon cho bữa cơm hằng ngày. Đậm đà nhất, nồng nàn nhất có lẽ là món lẩu mắm rau đồng.

Mắm được dùng để nấu lẩu thường là mắm cá linh hoặc cá sặc, hai loại cá này có kích thước nhỏ, ít xương, thịt thơm và dai, rất thích hợp để nấu lẩu mắm.Nước dùng ngọt ngào được ninh từ xương heo hay vị thanh mát của dừa tươi là nền tảng của một phần lẩu ngon. Sau đó, mắm cá sẽ được pha loãng và cho vào hầm cùng phần nước súp với độ lửa thích hợp, cho khóm, nấm, thân xả và vài trái ớt vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng là xong.

Các món ăn kèm cùng lẩu mắm cũng rất đa dạng, bạn có thể thỏa thích kết hợp với vô số thực phẩm như thịt heo, cá basa, tôm, bạch tuộc,…  Các loại rau cùng các loại bông, nhúng vào mắm, để hơi tái, ăn giòn giòn, thấm đượm vị mắm mà không mất vị rau là cách ăn của dân sành điệu. Lẩu mắm có thể ăn kèm với bún hoặc mì gói đều ngon.

Với người dân miền Tây sông nước, lẩu mắm rau đồng là một món ăn thân thuộc hằng ngày, giản dị vậy nhưng lại đậm tình đậm nghĩa quê hương. Màu nâu đặc trưng của mắm, nước sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả, hương thơm phưng phức từ cá linh, cá sặc, vị ngọt từ thịt và các loại cá tươi… cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm miền Tây khiến thực khách thực sự khó quên.

Ngay tại Hải Phòng, bạn cũng có thể thưởng thức lẩu mắm miền Tây tại Ba Tài Quán – 118 Hồ Sen. Nhà hàng nổi tiếng với các món ăn đặc sản của vùng sông nước, được chế biến dưới bàn tay của đầu bếp miền Tây chính gốc. Bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những món ngon đúng điệu ngay giữa lòng thành phố tấp nập với mức giá hợp lý.

Ba Tài Quán – Ẩm thực miền Tây vươn xa

  • Địa chỉ: 118 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng
  • Hotline: 0343 247 444
  • Fanpage: https://www.facebook.com/BaTaiQuannhauxuyenmandem
  • Website: https://laucakeobataiquan.vn/
Zalo
Facebook
Call-now